Thứ Tư, 7 tháng 2, 2018


🎸Đêm Nhạc Acoustic "Một mai em đi":
➡ 20h30 - Thứ sáu, ngày 09/02/2018.
➡ Nhạc Cafe - Số 7 Hàng Thùng, Q.Hoàn kiếm, Hà Nội.
💔 Một mai em đi - Ngày tháng bơ vơ giận hờn... Tình yêu là niềm đau và cô đơn hôm nay… Hạnh phúc là khát vọng và ước mơ mai sau. Họ từng yêu nhau say đắm, đau khổ vì tình yêu để rồi chấp cánh để tình yêu bay đi để biết đời mình đã có một bài ca tạ tình ...
Tình khúc thật giản dị nhưng sâu lắng từ lời ca đến điệu nhạc cứ như có ai đó “gọi gió” quạt vào lòng mình gây nên sự chao đảo, bồi hồi, tê tái, rạn vỡ để rồi nhung nhớ vu vơ.

♫ Đêm nhạc "Một mai em đi" là những bản tình ca đầy màu sắc, những cung bậc tình cảm nhớ thương khi phải xa nhau của đôi lứa yêu nhau. Hãycùng lắng nghe những giai điệu tuyệt vời và trữ tình trong không gian lắng đọng của Nhạc Cafe:
- Một mai em đi
- Rồi mai tôi đưa em
- Mắt lệ cho người
- Đoản khúc cuối cho em
- Bài tình ca cho em
- Ru ta ngận ngùi
- Vài lần đón đưa.
- Nơi tình yêu bắt đầu
- Bao giờ biết tương tư
- Mưa trên biển vắng
- Để quên con tim
- Tình nồng
- Phôi pha.
...

🎸Nhóm Nhạc: Hà Nội xưa
Ca sĩ: Minh Đức, Phương Liên, Anh Phong
Violin: Mạnh Hải
Guitarist: Việt Cường
Drum: Hoàng Nam

- Phụ thu: 90k/ người.
Liên hệ đặt bàn: 02439352580 - 0914719789
Mời các bạn tối thứ sáu (09/02) đến thưởng thức Đêm nhạc Acoustic "Một mai em đi" tại Nhạc Cafe - số 7 Hàng Thùng, HN

Thứ Ba, 30 tháng 1, 2018


♫ Đêm Nhạc tình "Bản tình cuối":

 Thời gian: 20h30 - Thứ sáu, ngày 02/02/2018.
 Nhạc Cafe - Số 7 Hàng Thùng, Q.Hoàn kiếm, Hà Nội.
💔 Bản tình cuối - Ngày nào đó, ta có thôi hết yêu người ? Nghe để rồi chợt buồn, chợt xao động, chợt trải lòng về cuộc tình buồn: ngọt ngào có - hoài niệm có và cả chua chát cũng có, dường như có một sự đồng cảm lạ lùng, khiến con người ta mỉm cười với mối tình sâu đậm lại cũng có thể khiến ta thấm buồn ngay với sự trắc trở, liệu thời gian có cuốn trôi được hết không… “Một ngày nào đó ta có thôi hết yêu người !”
🎸 Đêm nhạc "Bản tình cuối" là những cung bậc cảm xúc qua những bản tình ca buồn của đôi lứa yêu nhau nhưng còn dang dở:
- Bản tình cuối
- Đoản khúc cuối cho em
- Biệt khúc
- Xa vắng
- Vì đó là em
- Đâu chỉ riêng em
- Bài hát của em
- Đêm đông lao xa o
- Ai đưa em về
- Lạc mất mùa xuân
- Chiếc lá mùa đông
- Tiếng gió xôn xao
- Xin lỗi
...
🎸Nhóm Nhạc: Hà Nội xưa
Ca sĩ: Tuấn Hòa, Phương Anh, Hồng Nhung
Guitarist: Việt Cường, Mạnh Linh
Drum: Hoàng Nam
- Phụ thu: 90k/ người.
Liên hệ đặt bàn: 02439352580 - 0914719789
Mời các bạn tối thứ sáu (02/02) đến thưởng thức Đêm nhạc "Bản tình cuối" tại Nhạc Cafe - số 7 Hàng Thùng, HN

Thứ Hai, 22 tháng 1, 2018

Tìm hiểu về đĩa than

 Chiếc đĩa than đầu tiên đã ra đời ngót 100 năm nhưng cho đến tận hôm nay vẫn được giới chơi nhạc đam mê, bất chấp sự ra đời của hàng loạt công nghệ mới. Vẻ đẹp độc đáo cùng âm thanh "mộc" là bí quyết cuốn hút của những chiếc đĩa than.

Năm 1877 Thomas A.Edison - nhà phát minh thiên tài người Mỹ đã sáng chế ra chiếc máy ghi âm đầu tiên của loài người, chiếc máy hoạt động dựa trên cơ sở các sóng âm thanh được đưa qua một bộ phận biến đổi để tạo nên những vết khắc từ một chiếc kim lên trên một ống trụ kim loại. Khi cần tái tạo lại âm thanh, người ta dùng chiếc kim đó đọc lại từ ống kim loại đã được ghi âm, dao động cơ học ở đầu kim được qua một hệ thống khuếch đại bằng cơ khí để nâng biên độ lớn lên rồi đưa ra loa.

Mặc dù dải tần còn rất hẹp và độ méo lớn nhưng máy ghi âm của Edison đã đặt nền tảng đầu tiên cho công nghệ tái tạo và xử lý âm thanh của loài người. Phỏng theo nguyên lý ghi âm của Edison, ngay từ cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, một số hãng trên thế giới đã cho ra đời các loại máy quay đĩa cơ khí chạy bằng dây cót với chiếc loa đồng vàng sáng loáng to như một chiếc kèn tuba. Loại máy quay đĩa này đã được coi như một vật trang trí sang trọng trong các gia đình giàu có ở châu Âu hồi đầu thế kỷ.

Về nguyên lý, việc ghi âm vào đĩa than không khác nhiều so với nguyên lý ghi âm ban đầu của Edison. Năm 1887, Emile Berliner (Mỹ) đã sáng chế ra chiếc máy quay đĩa đầu tiên. Để nâng cao chất lượng âm thanh, công nghệ ghi âm trên quy mô công nghiệp đã được cải tiến không ngừng, từ những bản ghi đầu tiên với kỹ thuật ghi âm mono 78 vòng/phút, cho đến những chiếc đĩa đạt tiêu chuẩn hi-fi long play 33 vòng/phút là một bước tiến đáng kể. Trong lĩnh vực chế tạo đĩa phải kể đến tên những hãng ghi âm có nhiều đóng góp lớn như: RCAVictor, EMI (Mỹ), Decca Reccord (Anh), Deuts Gramophon (Đức)...

Kỹ thuật ghi - đọc bằng đĩa than thuần tuý là kỹ thuật analog, do đó âm thanh đạt được độ trung thực cao, dân chơi gọi là tiếng "mộc". Âm thanh của đĩa than có những nét đặc trưng riêng khác biệt với kỹ thuật digital (số). Khi nghe một bộ dàn chạy đĩa than loại tốt, người ta thấy âm thanh có độ nổi, vị trí các nhạc cụ chơi trong dàn nhạc hiện lên rất rõ ràng, giọng hát của ca sĩ ngọt ngào và truyền cảm... Chính vì lý do này mà hiện nay trên thế giới vẫn còn rất nhiều người say mê sưu tầm và thưởng thức đĩa than. Đặc biệt là những bạn yêu nhạc cổ điển, nhạc Jazz - Blue và các loại nhạc cụ acoustic...

Kết cấu của máy chơi đĩa than

Tay cơ của máy quay đĩa.

Để thưởng thức đĩa than, trước hết bạn phải sắm một máy quay đĩa than có chất lượng tốt. Kết cấu thông thường của máy quay đĩa bao gồm phần đầu đọc (phonocatridge), tay cơ (tonearm) và phần quay đĩa gồm mô-tơ và mâm quay.

Có hai loại đầu đọc thông dụng. Thứ nhất là "nam châm động", còn gọi là loại MM (Moving Magnet), loại này rẻ tiền hơn và được sử dụng rất phổ biến. Loại thứ hai có tên gọi là "cuộn dây động" còn gọi là loại MC (Moving Coil). Loại đầu đọc MC cho âm thanh ra tốt hơn hẳn loại MM, hầu hết các đầu đọc đắt tiền đều là loại MC.

Có lẽ trong công nghệ sản xuất các linh kiện âm thanh, phonocatridge được chế tạo cầu kỳ hơn cả vì chúng vẫn được làm theo lối hoàn toàn thủ công, việc quấn dây đòi hỏi người thợ một bàn tay vô cùng khéo léo và cặp mắt hết sức tinh tường. Vì thế mà giá đầu đọc khá đắt tiền, đầu đọc MM loại rẻ nhất vào khoảng 30-40 USD, còn những loại MC đắt nhất có thể lên tới 7.000-8.000 USD một chiếc.


Bên cạnh đầu đọc, bộ cơ đĩa than cũng góp phần rất quan trọng vào độ ổn định và chất lượng chung khi đọc đĩa. Bộ cơ bao gồm hệ thống mâm quay (turntable) và tay cơ (tonearm). Một bộ cơ khoẻ và chắc chắn là cơ sở để âm thanh được ổn định và tránh được rung động khi vận hành. Chính vì lý do này mà những bộ cơ đắt tiền thường rất to và nặng, có những bộ cơ nặng tới 20-30 kg và giá cả thì cũng tỷ lệ thuận với trọng lượng và chất lượng của chúng.

Để làm quay mâm đĩa, các nhà sản xuất có thể sử dụng nhiều loại mô-tơ với phương thức truyền động khác nhau. Có loại dùng mô-tơ servo quay trực tiếp mâm đĩa (loại cơ direct drive), có loại dùng một bánh cao su để truyền động từ mô-tơ vào mâm đĩa,... Nhưng phần lớn các loại có chất lượng cao đều dùng phương thức truyền động từ mô-tơ vào mâm đĩa qua một dây cua-roa bằng cao su hoặc chất dẻo đặc biệt (loại cơ belt drive).

Việc truyền động qua dây cua-roa sẽ giảm thiểu độ rung khi quay của mô-tơ tác động lên mâm vốn gây ảnh hưởng tới chất lượng âm thanh. Đặc biệt để chống ồn và nâng cao chất lượng âm thanh, một số hãng sản xuất đầu đĩa cao cấp còn dùng một máy bơm không khí gọi là air compressor, thổi ra một luồng khí nén thật mạnh để làm quay mâm đĩa theo nguyên lý của động cơ máy bay phản lực. Với những đầu đĩa được truyền động theo nguyên lý này, độ ồn gần như được triệt tiêu hoàn toàn, do đó tỷ số tín hiệu trên tạp âm được nâng cao, âm thanh đọc ra rất hoàn hảo.

Thông thường, những bộ cơ rẻ nhất có giá khoảng 100-200 USD, những bộ cao cấp có giá khoảng 5.000-8.000 USD, thậm chí có những bộ cơ chế tạo đặc biệt giá lên tới 10.000-20.000 USD.

Cầu kỳ chơi đĩa

Thú chơi đĩa than đòi hỏi người chơi phải cầu kỳ và rất kỹ tính. Để chơi đĩa than đúng điệu, dân chơi đĩa than thứ thiệt phải tự trang bị cho mình nhiều món phụ tùng như chổi carbon để chải bụi trên đĩa, bình xịt dung dịch chống tĩnh điện (antistatic), súng thổi bụi bằng khí nén, chổi và dung dịch đặc biệt để làm sạch đầu kim đĩa. Đĩa thường được bảo quản cẩn thận trong tủ kính để tránh bụi, hơi ẩm và nhiệt độ cao làm cong vênh.

Việc lắp đặt và chỉnh cho đúng phần cơ của máy quay đĩa cũng khá phức tạp. Một số người chơi sành điệu đặt máy quay đĩa lên một tấm đá xẻ dày 5-10cm và đặt trực tiếp lên sàn nhà. Nhiều bạn khác lại đặt máy lên một kệ kim loại được chế tạo đặc biệt rất nặng để giảm thiểu các rung động.

Để bắt đầu, người chơi đĩa bật hệ thống ampli lên trước khoảng 5-10 phút để hâm nóng, sau đó thận trọng lấy đĩa từ trong vỏ ra và nhẹ nhàng đặt lên mâm quay, cho máy chạy và sau chừng nửa phút khi tốc độ quay đã ổn định mới yên tâm thưởng thức.

Nghe nhạc từ đĩa than, dân chơi trên thế giới thường sử dụng ampli điện tử để làm máy khuếch đại. Sự phối hợp giữa chất mộc mạc của đĩa than với âm sắc ngọt ngào truyền cảm của đồ bóng đèn tạo ra một thế giới âm thanh giàu nhạc tính và hoàn toàn khác với âm thanh digital. Những loại ampli chạy đèn đốt trực tiếp như 2A3, 300B, 211 được giới sành chơi cho là tuyệt đỉnh để phối hợp với đĩa than.

Chơi đĩa than phải chăng chỉ là hoài cổ?

Thị trường tiêu thụ đĩa than trên thế giới rất phát triển vào những năm 50 - 70 của Thế kỷ XX. Qua đến đầu những năm 80, do sự ra đời của đĩa CD, thị trường đĩa than đã bị thu hẹp lại rất nhiều, đặc biệt là trong giới nghe nhạc phổ thông. Tuy nhiên, đối với những người chơi hi-fi sành điệu, hiện vẫn sở hữu một số lượng đĩa than lớn thì việc thưởng thức âm thanh Analog thuần tuý qua đĩa than vẫn là một thú vui không gì sánh nổi.

Đến cuối thập kỷ 90, cùng với sự phục sinh của các ampli đèn điện tử và loa độ nhạy cao, giới chơi hi-fi ở Châu Âu, Châu Mỹ và đặc biệt là Nhật bản lại có khuynh hướng quay trở lại sử dụng đĩa than. Đây thực sự không phải là một trào lưu hoài cổ, mà sau nhiều năm sử dụng CD, một số bạn yêu nhạc cho rằng đĩa than vẫn mang lại cho người nghe những âm thanh sinh động mà đầu đọc CD chất lượng khá thậm chí chất lượng cao vẫn không thể có được. Nhận định này đã châm ngòi cho những cuộc tranh luận bất phân thắng bại của những tín đồ thuộc hai trường phái khác nhau: analog và digital. Phần thắng thuộc về ai, hãy kệ cho thời gian phán xét. Trong lúc chờ đợi, chúng ta hãy cứ ung dung ngồi bên một phin cà phê thiệt ngon và thả hồn mình theo dòng nhạc êm đềm phát ra từ chiếc đĩa than đang chậm rãi quay phải không các bạn?

Những điểm cần chú ý khi chơi đĩa than

Bên cạnh những ưu thế vốn có, đĩa than cũng biểu hiện rất nhiều nhược điểm. Do đó để đảm bảo nghe đĩa than được hay và lâu bền bạn cần chú ý những điểm sau đây:

Đĩa than rất khó bảo quản, dễ cong vênh bởi nhiệt độ cao, rất dễ bị trầy xước và bám bụi. Những vết xước và hạt bụi bám trên mặt đĩa sẽ ma sát với đầu kim tạo nên tiếng lạo xạo hoặc nổ lộp bộp làm cho chất lượng âm thanh bị giảm đi rất nhiều. Muốn tránh hiện tượng này, cần bảo quản đĩa thật cẩn thận ở những nơi nhiệt độ vừa phải, không quá 35oC, đĩa phải được xếp theo chiều thẳng đứng, khi lấy đĩa ra, không cầm tay vào mặt đĩa chỉ nên cầm vào mép hoặc tâm đĩa và mỗi khi nghe xong phải bỏ đĩa ngay vào túi nylon, túi bìa hoặc hộp kín để tránh bám bụi.



Máy quay đĩa thường có vật đối trọng ở cuối tay cơ (tonearm), tuỳ theo trọng lượng của từng loại đầu đọc mà ta chỉnh đối trọng cho phù hợp, đảm bảo âm thanh được rõ ràng và kim không bị trượt hoặc không tỳ quá nặng lên bề mặt đĩa. Trọng lượng của đầu đọc và mức chỉnh đối trọng đều được các hãng sản xuất khuyến nghị và cho kèm theo hộp đựng đầu đọc (nếu mua mới). Trong trường hợp mất thông số này, các bạn chơi lâu năm có thể chỉnh theo kinh nghiệm.

Cần chú ý, loại cartridge MM có mức tín hiệu ra lớn hơn loại MC hàng chục lần, do đó khi nối máy vào đường phono ở ampli, bạn cần đấu cho đúng để đảm bảo chất lượng âm thanh và độ khuếch đại cần thiết. Bộ khuếch đại tín hiệu phono là bộ khuếch đại có độ nhạy rất cao, tín hiệu từ cartridge lại có biên độ rất nhỏ, để tránh tiếng ù 50 Hz can nhiễu cần chú ý nối dây tiếp mát từ máy quay đĩa vào cọc mát trên ampli thật tốt, nếu cần thiết phải làm một dây nối đất chung cho cả hệ thống âm thanh.

Máy quay đĩa khi sử dụng nên bố trí trên một mặt thật phẳng, trên mặt bàn chắc chắn hoặc tốt nhất là mặt sàn nhà để tránh các rung động mạnh. Phần lớn các máy quay đĩa loại cao cấp có bố trí hệ thống giảm rung (antivibration system) ở các chân máy để triệt tiêu những rung động do âm thanh phát ra từ loa trầm hoặc chân người đi lại.

Các hãng đĩa danh tiếng

Những tên tuổi lớn trong chế tạo máy quay đĩa than có thể kể đến là:

Loại phổ thông

Denon, Dual, Pioneer, Rega, Sansui, Technics...

Loại chất lượng cao

Audio Note, Basis Audio, Clearaudio, Forsell, Micro Seiki, Oracle, Sumiko, Thorens, VPI,…

Trên thế giới có nhiều hãng danh tiếng chuyên làm Phonocartridge như:

Loại phổ thông

Audio Technica, Denon, Pickering, Rega, Radio Shack, Shure,…

Loại chất lượng cao

Audio Note, Benz Micro, Grado Laboratories, Clear Audio, Koetsu, Ortofon, Sumiko, Van del Hul...

HOÀI NIỆM NGỌT NGÀO VỚI THÚ CHƠI ĐĨA THAN

Mở chiếc đĩa than, chìm đắm trong âm thanh để cảm nhận cuộc đời. Quá khứ, hiện tại hay tương lai đôi khi hiện ra từ chính những vòng quay ấy.

Có thú chơi gắn liền với cuộc sống hiện tại, có thú vui khác, lại gắn với những hồi ức khó quên. Với tôi, âm thanh của tiếng kim trên mặt đĩa nhựa rẹt rẹt luôn gợi lại kỷ niệm của một thời lãng mạn và say mê.

Ký ức ngày mưa
Khi còn nhỏ, ấn tượng của tôi về những chiếc đĩa than đen to tướng là thứ… lót lồng chim vàng anh của ông ngoại, máy nghe đĩa là những bông hoa loa kèn to tướng bày bên kệ sách, nhưng chẳng bao giờ có âm thanh phát ra từ đó.

Tôi lớn lên cùng thời điểm với phong trào nghe và hát nhạc tiếng Anh. Khi cùng bạn trai đi lùng những băng nhạc yêu thích để thâu lại cassette về nghe, tôi vô tình gặp được nhiều người đi trước hướng dẫn, và từ đó có cơ duyên với những “đồ chơi âm nhạc” cầu kỳ này.

Tôi nghe đĩa nhựa đầu tiên như thế và rồi bắt đầu yêu tiếng nổ lách tách lúc nào không hay. Những buổi chiều mùa mưa Sài Gòn, cùng ngồi với anh trong quán cafe quen thuộc, lắng nghe những âm thanh réo rắt của những tình khúc kinh điển như A Time For Us, Eternal Flame… tôi chỉ mong cho những cơn mưa Sài Gòn cứ kéo dài hơn nữa.

Âm thanh của đam mê

Muốn chơi đĩa nhựa, theo tôi, đầu tiên bạn phải bị nó thuyết phục. Khi bạn bị thuyết phục bạn sẽ dễ dàng yêu nó. Chỉ có tình yêu mới là điều khó nhất cho một người chơi đĩa than. Khi yêu, bạn sẽ biết chiếc đĩa ấy hay dở ra sao, giá trị thực sự đến cỡ nào.

Khi yêu, bạn sẽ biết chiếc đĩa ấy hay dở ra sao, giá trị thực sự đến cỡ nào

Khi yêu, bạn sẽ biết chiếc đĩa ấy hay dở ra sao, giá trị thực sự đến cỡ nào


Chơi đĩa nhựa là một trải nghiệm vô chừng. Có những người mê nó vì bìa đẹp, mà thật sự bìa của đĩa cũng rất xứng đáng với những ai trót yêu vì nhiều lúc chẳng khác gì một tác phẩm nghệ thuật. Có những người mê album ấy nhưng nó phải là hãng phát hành đầu tiên (ví dụ như Abbey Road của Beatles phải là Apple Record, còn của Capital phát hành chỉ là hàng thứ cấp). Có người mê đĩa nhựa vì âm thanh và có người mê đĩa nhựa vì hoài niệm… Ở Việt Nam, đĩa nhựa đang trở lại. Và trên con đường quay về ấy, chắc chắc còn nhiều điều phải bàn đến…”, anh Việt Cường, chủ quán Rong chia sẻ.

Câu chuyện còn dang dở, ngoài trời lại đổ mưa. Đắm chìm trong âm nhạc, tôi lại hồi tưởng về những tháng ngày tuổi trẻ. Có những mối tình đã qua đi, nhưng có tình yêu sẽ vẫn còn ở lại, giống những âm thanh nguyên thể, mộc mạc như mạch ngầm còn chảy mãi với thời gian.
Nguồn st.
Đĩa than - Sống mãi trong lòng người yêu nhạc

 Thú chơi đĩa than hiện nay đang rất rầm rộ và sống lại một cách mãnh liệt như giá trị mà nó đã có. Nhạc số ra đời nhờ những công nghệ mới và càng ngày càng tiện dụng đã chiếm lĩnh mọi mặt trong cuộc sống. Những tưởng âm nhạc analog sẽ lụi tàn vì việc chơi tốn kém, cầu kỳ nhưng ngày nay Analog đã như những luồng gió âm thầm trổi dậy trong giới chơi nhạc.

Khi nói tới Analog người ta thường nghĩ ngay tới đĩa than, băng cối, cassette....với những đôi tai sành nhạc thì "chỉ nghe từ đĩa than mới cảm nhận được cái hay, cái đẹp và sang trọng của âm nhạc"...

Có lẽ chơi đĩa than ngoài phần thưởng thức âm thanh mộc thì còn đòi hỏi người chơi phải cầu kỳ và cẩn thận. Để chơi đĩa than ngoài phần đầu tư mua máy, amly, loa, đĩa... dân chơi đĩa than còn phải tự trang bị cho mình nhiều phụ tùng như chổi carbon để chải bụi trên đĩa, bình xịt dung dịch chống tĩnh điện (antistatic), súng thổi bụi bằng khí nén, chổi và dung dịch đặc biệt để làm sạch đầu kim đĩa . Đĩa thường được bảo quản cẩn thận trong tủ kính để tránh bụi, hơi ấm và nhiệt độ cao làm cong vênh và có những vết nổ trên mặt đĩa.



Có thể so sánh thú chơi đĩa than là thú chơi của quý tộc vì ngoài khoảng đâu tư mua máy móc thì đĩa than cũng rất đắt đỏ. Những chiếc đĩa quý và đắt đỏ không phải vì sản xuất mà phụ thuộc vào ca sĩ, dàn nhạc, năm sản xuất. Vòng quanh trên các diễn đàn mua bán các bạn dễ dàng bắt gặp những chiếc đĩa than có giá từ vài trăm nghìn đến vài triệu đồng như đĩa của nhóm Abba, The Beatles...

Thứ Ba, 16 tháng 1, 2018



♫♫ Đêm Nhạc tình "Dấu tình sầu":
➡ Thời gian: 20h30 - Chủ nhật, ngày 21/01/2018.
➡ Nhạc Cafe - Số 7 Hàng Thùng, Q.Hoàn kiếm, Hà Nội.

💔 Một chút luyến tiếc, nhớ nhung như bước chân người tìm lại những dấu xưa kỉ niệm. Rằng biết tình đã lãng quên nhưng dường như lại chỉ có thể tiếp tục cuộc đời này bằng cách bám víu trong bao hoài niệm nhức nhối đó! Liệu thời gian có xòa nhòa được nỗi buồn mang tên em - nỗi buồn mang tên tình sầu. "Gọi người khi nắng phai tàn ...Gọi tình yêu vào lãng quên..."

➡ Đêm nhạc "Dấu tình sầu" tuần này, các bạn sẽ đến với những cung bậc cảm xúc qua những bản tình ca buồn:
- Dấu tình sầu
- Bản tình cuối
- Niệm khúc cuối
- Ước sao ta chưa gặp nhau
- Đêm nằm mơ phố
- Một thời đã xa
- Lạc
- Một mình
- Sang ngang
- Phố xa
- Lại gần hôn anh
- Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh
- Mẹ tôi
...

🎸Nhóm Nhạc: Hà Nội xưa
Ca sĩ: Trần Tuấn Hòa, Phương Anh, Tuấn Phương
Violin: Mạnh Hải
Guitarist: Việt Cường
Drum: Hoàng Nam

- Phụ thu: 90k/ người.
Liên hệ đặt bàn: 02439352580 - 0914719789
Mời các bạn tối thứ sáu (21/01) đến thưởng thức Đêm nhạc "Dấu tình sầu" tại Nhạc Cafe - số 7 Hàng Thùng, HN
Cà phê đắng trong tôi


Đối với tôi, cà phê chưa bao giờ là thứ thuộc về đám đông, ồn ào, gấp gáp. Càng một mình, cà phê càng ngon, càng đen, càng đắng, càng sâu.

Người ta vẫn nói, uống cà phê không phải chỉ là thưởng thức một thứ ăn chơi, uống cà phê dần dần đã trở thành một nét văn hóa, để đẩy đưa câu chuyện, để lùi xa những phân cấp, để giải tỏa những muộn phiền và để tìm về những ký ức. Ở mỗi nơi mỗi bước chân người đi qua thì sẽ có những câu chuyện để nói về cà phê. Mỗi giọt cà phê tí tách rơi là mỗi giọt chạm vào sâu thăm thẳm của những tâm sự cất kín trong tim. Cô đơn đấy nhưng bên ly cà phê đen sóng sánh, người ta thấy cuộc đời dường như chỉ còn lại một thứ, là lãng du, là phiêu bạt, là đằm mình với hơi thở chậm rãi của thời gian.

Trưởng thành rồi sẽ cô đơn, nhưng trưởng thành rồi người ta lại thấy cuộc đời có những giây phút được cô đơn để nhận ra chính mình lý thú biết nhường nào, cũng như uống cà phê vậy, sau vị đắng đót nơi đầu lưỡi dần dần cảm nhận được vị ngọt thơm dễ chịu lan tỏa khắp toàn thân, thấm vào từng nơron thần kinh làm người ta minh mẫn, thông suốt, dễ chịu.

Nhắc đến cà phê, Sài Gòn có cà phê vợt, Hà Nội có cà phê phin. Dù là cách pha chế khác nhau thì người uống vẫn phải đợi chờ. Đợi chờ không chỉ là một hương vị, mà còn là một nét tinh hoa được chắt chiu, tích lũy qua mỗi giây phút chậm lại với cuộc đời. Đối với người uống cà phê mà nói, sống là phải chờ đợi. Từ một thói quen đối với một sở thích nhỏ bé, người ta dần dần thấy mọi việc trong cuộc sống chỉ cần kiên nhẫn để chờ đợi thì sẽ giảm dần đi rất nhiều những tổn thương. Chờ một giây đèn đỏ, chậm đi vài km tốc độ sẽ bớt đi biết bao tai nạn giao thông. Chờ một phút xếp hàng, có bao nhiêu người không cáu gắt mệt mỏi. Chờ đợi không bao giờ là thiệt thòi, vì cuộc đời vốn chỉ lấy đi những bước chân bước vội chứ không bắt tội những bước chân biết nhường.

Thế rồi, cuộc đời bỗng nhiên nằm gọn trong một tách cà phê. Chỉ là một thứ nước đen đen đắng đắng mà người ta đã ngẫm ra biết bao nhiêu sự đời, những chân lý, những yêu thương và những kỷ niệm. Hóa ra, tưởng chừng uống vào mình thứ nước đen đắng như nước hàng này lại là uống vào cả một cái hồn. Tâm hồn của người nông dân đã vun trồng chăm bón. Tâm hồn của người nghệ nhân đã tính toán chính xác cho mỗi mẻ rang cà phê. Tâm hồn của người nghệ sĩ đã pha chế thành công một tách cà phê tuyệt vời từ hương vị cho đến hình ảnh. Tâm hồn của người lãng khách cô hành thưởng thức.


Cà phê đi vào đời sống của người Việt từ khi người Pháp đặt chân đến nơi đây. Dần dần cà phê đi từ góc khuất đến những nơi sầm uất, đi từ túi tiền của những người giàu sang đến túi tiền khiêm tốn của những người lao động, cà phê trở thành thứ gắn kết tinh thần mạnh mẽ. Chẳng cần biết ông là ai, làm nghề gì, chỉ cần mê cà phê là sáng sáng đều sẽ ngồi trên cái ghế đẩu cũ kỹ được kê bày la liệt trên vỉa hè, chờ được thưởng thức cà phê trong cái cốc thủy tinh cổ lỗ đã ngả vàng, trên đó úp cái phin cũng đã cáu màu bởi cà phê, bởi thời gian, nghe những bản nhạc Trịnh phát ra từ cái loa đài rè rè. Một ngày mới sẽ bắt đầu như thế.

Và cũng có thể người ta sẽ lại kết thúc một ngày bằng cà phê. Nhưng theo cách trầm lắng hơn. Đối với tôi, cà phê chưa bao giờ và sẽ không bao giờ là thứ thuộc về đám đông, ồn ào và gấp gáp. Càng một mình, cà phê càng ngon, càng đen, càng đắng, càng sâu. Chỉ trong lặng im, người ta mới trải lòng những nỗi niềm thầm kín. Thời buổi mở cửa, cái gì cũng sống nhanh, sống vội, cà phê có lẽ là thứ duy nhất đủ giữ chân người ta lại để mà chờ đợi, để mà suy tư. Bên ly cà phê phin đang tí tách rơi, người ta trải lòng mình trong những tâm sự vui buồn, những ký ức tưởng chừng đã ngủ quên, những cảm xúc tưởng như đã chai sạn trước sóng gió cuộc đời.

Tôi sẽ nhâm nhi cà phê, với những bản nhạc Jazz, có khi là những khúc tình của Trịnh Công Sơn. Có lẽ, chỉ những người đã hiểu nỗi đau, đã thấm nhuần cảm giác chia phôi, đã đau đáu những nỗi niềm cô độc mới có thể tạo ra thứ âm nhạc thích hợp nhất để hòa quyện với chất đắng của cà phê. Đôi khi người ta tìm đến với cà phê không phải bởi vì thích uống mà để tìm một điều gì đó mà người ta nghĩ là đã mất. Nên có những khoảnh khắc, tôi pha cho mình một tách cà phê nóng, ôm nó trong lòng, hít hà mùi hương, nhưng chẳng uống, chỉ là để tìm lại những điều đã trôi về một miền rất xa.

Dẫu sao thì, rượu cho nỗi đau, cà phê cho nỗi buồn, mà nỗi buồn thì uống sao cho hết , cho cạn vơi đáy lòng ngay đâu? Thì hãy cứ từ từ mà sống, cà phê sẽ tan và nỗi buồn rồi sẽ dịu… Cuộc sống đôi khi cũng vui như ta khuấy thìa, nghe tiếng lanh canh của muỗng chạm vào cốc, cà phê đâu chỉ là để uống và nỗi buồn đâu phải chỉ để quên.


Vài nét về tác giả:

Tôi như trẻ nhỏ ngồi bên hiên nhà chờ nghe thế kỷ tàn phai.
Tôi như trẻ nhỏ tìm nơi nương tựa mà sao vẫn cứ lạc loài.
Tôi giống như một số nguyên tố cứ ngụp lặn trong cái vỏ bọc của chính mình. Bởi vì bản thân là số nguyên tố, chỉ có thể chia hết cho một và chính mình.
Nên ở tôi, luôn ẩn chứa sự đấu tranh giữa các mặt đối lập – của một người quá đỗi nhạy cảm và vô tâm, yếu đuối và mạnh mẽ, dịu dàng và bướng bỉnh, đơn giản và khó hiểu, tự ti và ngạo mạn, trẻ con và đàn bà. Tôi không đặc biệt nhưng tôi khác biệt – Đơn sắc rực rỡ một nét màu dứt khoát… Một số nguyên tố cô đơn nhưng không cô độc

– Mộc Diệp Tử
Ly cà phê phin ... cách thưởng thức cafe mộc mạc của người Việt


Việt Nam có một nền văn hóa cà phê rất khác. Văn hóa thưởng thức cà phê ở đây dành cho việc thưởng thức một cách chậm rãi, tương tự như cách uống của người Pháp.

"Yêu một người trưởng thành, cũng giống như chuyện bạn bắt đầu học cách thưởng thức sự tinh tế của một tách café pha phin. Mọi thứ sẽ thật chậm rãi, từng giọt một, từng giọt một, nhưng đó là chắt chiu của sự đậm đà, cũng như là phần thưởng cho những người biết kiên nhẫn."

Hương vị cà phê đậm đà đã trở nên quen thuộc trong nhịp sống mỗi ngày của người dân Việt. Sự tinh tế của cà phê Việt thể hiện ở nét văn hóa và phong cách thưởng thức cà phê khác lạ của người Việt.

Người Việt có phong cách thưởng thức cà phê rất riêng, họ không coi cà phê là thức uống nhanh, có tác dụng chống buồn ngủ như người Mỹ mà thưởng thức cà phê như một thứ văn hóa nhâm nhi và suy tưởng. Ngồi bên tách cà phê, vừa nhấp từng ngụm nhỏ vừa đọc báo, nghe nhạc, trò chuyện cùng bạn bè, cùng đối tác làm ăn, hay ngồi làm việc, và còn để suy ngẫm về cuộc sống, về con người,… Bên ly cà phê nhỏ giọt, người ta như tĩnh tâm hơn, trầm ngâm, gợi cho ta những nỗi vui buồn, những kỷ niệm. Bởi thế cà phê rất kỵ sự ồn ào thái quá.

Cà phê phin Việt Nam

Người Việt uống cà phê buổi sớm, trưa, tối, uống khi buồn, khi suy tư, khi căng thẳng, khi vui, khi cần sẻ chia, khi làm việc hay uống vì thói quen không thể bỏ… Và không gian uống cà phê cũng đã ảnh hưởng đến thú vui thưởng thức thanh tao này.

Cà Phê Việt hầu hết được pha theo phong cách Pháp, tức là dùng phin. Người ta rót nước sôi xong ngồi chờ cà phê nở ra ngấm nước rồi chắt lọc từng giọt, rất đặc biệt. Thích thú và hồi hộp chờ từng giọt Cà Phê rơi tí tách, là sở thích đặc biệt của dân “ghiền” Cà Phê. Muốn cho Cà Phê giữ được độ hấp dẫn, người ta thường ngâm chiếc ly của mình trong một cái chén (bát) nước nóng.

Người Việt họ nhâm nhi ly cà phê như người Scotland nhâm nhi rượu whiskey, chậm rãi từ từ để tận hưởng trọn vẹn hương vị và nói chuyện, hút thuốc bên ly cà phê.

Gu thưởng thức cà phê của người Việt thường là: đậm, đắng, thơm mùi hạnh nhân, mùi đất. Tùy vùng miền, độ tuổi mà gu thưởng thức cà phê theo nhiều kiểu khác nhau và không theo chuẩn mực nào. Chẳng hạn, người miền Nam thường bọc cà phê trong tấm vải và nấu trong nồi, họ thích uống cà phê đá hơn là uống nóng. Còn người miền Bắc, chủ yếu uống cà phê pha phin, đen hoặc nâu nhưng đều rất đậm đặc. Người thích một cốc nâu đá pha sẵn đặc quánh ngọt lừ, có người chỉ say mê những giọt cà phê thong thả rơi từ chiếc phin cũ, lại có người thích uống cà phê đánh ực như uống một liều thuốc "tỉnh người".
Sữa chua cà phê - Món đồ uống đẹp da cho các tín đồ cà phê

Giống như cà phê, sữa chua đã được truyền bá vào Việt Nam bởi người Pháp và đã được chấp nhận thành truyền thống ẩm thực địa phương. Thành phần chủ yếu trong sữa chua là đường và kem,chúng được thưởng thức bằng nhiều cách khác nhau, từ xoài tươi để gạo lên men - và thậm chí cả cà phê. Điều này có vẻ giống như một sự kết hợp kỳ lạ, nhưng sự kết hợp giữa sữa chua và một ít cà phê nguyên chất sẽ cho bạn một cảm giác vô cùng thú vị.

Sữa chua có thể kết hợp với cà phê đem tới một loại thức uống mới lạ, ngọt ngào, dịu dàng, mát lạnh có chút đắng,  sâu sắc như tình yêu đôi lứa.

Sữa chua có tác dụng rất tốt cho sức khỏe như làm đẹp da, hỗ trợ tiêu hóa…Cà phê giúp tinh thần tỉnh táo, ngăn chặn quá trình lão hóa của cơ thể. Khi hai nguyên liệu này kết hợp với nhau chắc chắn sẽ đem tới những trải nghiệm hương vị không ngờ cho người uống.


Cà phê cốt dừa - món cà phê nhâm nhi ngọt ngào và béo ngậy

Cà phê cốt dừa là sự kết hợp của hai thành phần đặc trưng của nước ta là cà phê và trái dừa. Vị béo ngậy của cốt dừa xen lẫn vị đắng đặc trưng của cà phê tạo thành một món đồ uống hấp dẫn và độc đáo. Món đồ uống mới này được các thực khách yêu thích cà phê cũng như giới trẻ đón nhận rất nồng nhiệt. Trong những ngày hè, được nhâm nhi một cốc cà phê cốt dừa và tán gẫu với bạn bè thì còn gì tuyệt vời hơn đúng không.

Cafe cốt dừa hiện đang là một loại cafe đang rất được ưu chuộng hiện nay tại các quán cafe bởi hương vị mới lạ và ngon miệng.

Thứ Hai, 15 tháng 1, 2018


Đen đá và nâu đá - Cà phê truyền thống của người Hà thành

Ly cà phê đen đá - không đường, không sữa có những nét độc đáo riêng mà người hà thành không hiểu sao càng uống càng ngấm, ngấm cái đắng sâu mà ngọt ngào, ngấm cái vị sâu sắc mà lâu dài, nhâm nhi vị đắng để thấu hiểu và trải nghiệm sự đời, ưu tư bên ly cà phê để quên đi những lo toan cuộc sống. Và rồi nâu đá đến với chút ngọt ngào của sữa đặc và vị đắng sâu sắc của cà phê robusta như một người con gái đẹp đến bên tâm sự với bạn, có lẽ chính vì vậy mà nâu đá là thứ cà phê được người hà thành rất yêu quý mỗi khi la cà bên quán cà phê.

Văn hóa người Hà nội xưa nay là thói quen ăn quà sáng, rồi làm 1 tách cà phê vừa tỉnh táo, lại vừa thư thái sảng khoái đầu óc trước khi bước vào một ngày mới. Có lẽ sắc nâu và vị càfe đắng khiến người ta trầm hơn, tạm thời lắng xuống những lo toan vất vả của đời thường để có sức chiến đấu cho một ngày mới lại đến.

Những khi có chút thời gian thư giãn, bạn đến những quán cà phê quen thuộc, có thể là gần nhà, và cũng do thói quen. Không quá đông đúc, không ồn ào, cho dù không nằm trong thành cổ, không còn bàn ghế giản dị sơ sài như xưa, nhưng tách cafê đậm đà cũng nhắc tôi nhớ đến cảm giác và không khí đầm ấm nơi phố cổ, nơi tôi đã từng sống với những kỷ niệm êm đềm.

Ôi nếu phải xa HN, ngoài nỗi nhớ người thân, hẳn tôi cũng sẽ nhớ da diết hương hoa sữa nồng nàn đặc trưng, nhớ dáng vẻ trầm mặc thư thái của phố phường Hà Nội…, và trong nỗi nhớ ấy tôi sẽ thèm lắm một tách cafê đen, thèm được hoà mình trong sự đùm bọc của cái gia đình nho nhỏ,lạ , mà lại thân thương ấy!

🎸Đêm Nhạc Acoustic "Một mai em đi": ➡ 20h30 - Thứ sáu, ngày 09/02/2018. ➡ Nhạc Cafe - Số 7 Hàng Thùng, Q.Hoàn kiếm, Hà Nội. ...